Nước nào là quốc gia hạnh phúc nhất năm 2017
1. Quốc gia hạnh phúc nhất và kém hạnh phúc nhất năm 2017
Hãng tin Reuters dẫn Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) 2017 cho biết các nước khu vực Bắc Âu là những quốc gia có mức độ hạnh phúc cao nhất. Trong đó Na Uy soán ngôi Đan Mạch và trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Bảng xếp hạng này là một sáng kiến toàn cầu được Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2012.
Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất trong xếp hạng này còn có Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Australia và Thụy Điển.
Trong khi đó, các quốc gia “đội sổ” bảng xếp hạng bao gồm Nam Sudan, Liberia, Guinea, Togo, Rwanda, Tanzania, Burundi và Cộng hòa Trung Phi.
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 94 trong xếp hạng này, sau các quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore (26), Thái Lan (32), Malaysia (42), Philippines (72), và Indonesia (81).
2. Tiêu chí nào dùng để xếp hạng mức độ hạnh phúc?
Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên 6 yếu tố bao gồm:
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người
2. Tuổi thọ
3. Mức độ tự do
4. Sự hào phóng
5. Hỗ trợ xã hội
6. Mức độ tham nhũng trong chính phủ và doanh nghiệp.
Theo đó, sự thịnh vượng không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân. Na Uy được coi là một trong những quốc gia có các chế độ an sinh xã hội tốt nhất thế giới với quyền được tiếp cận với trình độ giáo dục cao, các dịch vụ y tế chất lượng cao, các chương trình hỗ trợ xã hội ở Na Uy rất hào phóng, xã hội tương đối bình đẳng cả về giới lẫn thu nhập. Được biết, các nhà nghiên cứu khảo sát đến 1.000 người ở mỗi nước để thu thập dữ liệu.
Những quốc gia màu xanh lam là những quốc gia hạnh phúc nhất.
3. Mục đích xếp loại mức độ hạnh phúc để làm gì?
Mục đích của bản báo cáo mức độ hạnh phúc này là cung cấp thêm một công cụ để các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội giúp đất nước của họ tìm ra hướng đi tốt hơn trong việc cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Do vậy Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là một nguồn thông tin quan trọng để các lãnh đạo quốc gia nhìn nhận lại tình trạng của nước mình để từ đó có những điều chỉnh đúng đắn hơn.
Các chỉ số để đánh giá mức độ hạnh phúc của một quốc gia xoay quanh một khái niệm cơ bản là "sự thỏa mãn với cuộc sống". Do đó, thu nhập chắc chắn không phải là thước đo duy nhất góp phần khiến một người cảm thấy hạnh phúc.
Tiền không phải là thứ duy nhất khiến con người hạnh phúc.
-To travel is to live-
Hans Christian Andersen